Di dời

  • 04 Thg1

Quy trình Di dời:

Trường hợp thời hạn mộ phần sắp đến hạn, đã có yêu cầu di dời, trước khi di chuyển cần viết đơn xin di dời để nộp cơ quan UBND, ban quản lý nghĩa trang, kiểm tra ngày bốc, ngày di dời v.v…liên quan đến việc bốc mộ hay di dời mộ phần.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho mọi người tham khảo

Lưu ý về chọn ngày:

Bạn cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hay chô nào hòa trực. Có nghĩa là hai trực giống nhau nằm kề ngày nhau, lúc đó mới sang tháng khác. Vì vậy mà nhiều khi đã leo qua tháng mới theo lịch 5-7 ngày mà vẫn phải tính theo tháng cũ.

Nên để ý, đầu tiết bao giờ cũng đi liền 2 trực giống nhau. Một trực sẽ là ngày cuối tháng, một trực là ngày đầu tháng 12, Trực KIẾN – TRỪ- MÃN- BÌNH- ĐỊNH- CHẤP- PHÁ- NGUY- THÀNH- THÂU- KHAI- BẾ, mỗi ngày là 1 trực.  Nếu coi ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi của người chết.

Xem tuổi và ngày nên chọn theo Tam hợp, lục hợp, Chi đức hợp, Tứ kiểm hợp. Nên tránh các ngày Lục Xung, Lục Hình, Lục hại. Còn về Ngũ hành thì nên chọn ngày tương sinh hay tỷ hòa, nên tránh các ngày tương khắc.

Tùy theo tháng mà khi bốc mộ hay di dời mộ phần cần tránh thêm các ngày Trùng Tang, Trùng Phục, Tam Tang, Thọ tử Sát Chủ, Nguyệt Phá, Thiên Tặc Hà Khôi…

Thông thường, khi bốc mộ hay di dời mộ phần thì người ta thường tránh làm vào các tháng hè nóng nực. Thường chọn những tiết trời cuối Thu (Thu phân – Hàn lộ..) cho tới trước tiết Đông Chí. Sau đó qua năm sẽ thường chọn từ Kinh chập, Xuân phân tới tiết Thanh Minh.

Một số ngày cần quan tâm như:

Ngày ác sát: Là các ngày Giáp, Canh Tý – Giáp Tuất – Quý Mùi, Mậu Thìn, Ất Hợi – Mậu Dần. Không kể tháng nếu gặp các ngày là Ác Sát.
Ngày thập ác đại bại: Như ngày Giáp, Canh Thìn – Ất. Tân Tỵ – Bính, Nhâm Thân – Đinh Dậu- Mậu Tuất – Kỷ Sửu, Hợi.
Ngày Bạch hổ đại sát như: Tuần Giáp Tý: Ngày Thìn, Tuất. Tuần Giáp Tuất: Ngày Đinh Sửu. Tuần Giáp Thân: Ngày Bính Tuất. Tuần Giáp Ngọ: Ngày Ất Mùi. Tuần Giáp Thìn: Ngày Quý Sửu. Tuần Giáp Dần: Ngày Nhâm Tuất.
Giờ thiên lôi là các ngày: Ngày Giáp, Ất giờ Ngọ. Ngày Bính, Đinh giờ Tuất. Ngày Canh, Tân giờ Sửu. Ngày Nhâm, Quý giờ Mão.
Hoặc bao gồm các mục chính cần quan tâm như:

Thiên sư sát theo giờ
Giờ không vong
Giờ nhập quan kiêng hồn người sống
Ngày sát sư
Ngày thập ác đại bại kiêng việc hung
Giờ liệm kiêng mộc vây quanh quan tài
Kết luận: 
Trên đây chỉ là một số lưu ý nhỏ để mọi người tham khảo khi cần tiến hành di dời, do liên quan đến mộ phần của người đã khuất, nên đa số những công tác chuẩn bị và tiến hành sẽ được mời Sư Thầy hoặc trại hòm, các công ty làm dịch vụ mai táng xử lý. 

Tùy theo sự phát triển của thời đại, quan niệm về sống chết cũng thêm phần cởi mở, việc truy điệu tưởng nhớ không còn chịu nhiều gò bó về hình thức, thậm chí có thể là cuộc bàn luận giữa người thân với nhau trong thời gian rảnh rổi. Tôn trọng ý nguyện của từng cá nhân, như vậy người sau mới có thể yên tâm tiến hành mà không cần lo về việc có bất kính bất hiếu với người đã khuất không. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là trân quý từng phút giây hiện tại khi mỗi chúng ta còn đang sống để bày tỏ sự yêu thương, niềm cảm kích hoặc nói lời xin lỗi với nhau, vì cuộc sống này ai đoán trước được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

 

Xem thêm

Quy hoạch cho “Hậu sự” là quy hoạch những gì? Chịu sự ảnh hưởng về quan niệm truyền thống trước đây, xã hội Việt Nam thường xem những việc liên quan đến “Hậu sự” là những đề tài cấm kỵ. Nhất là khi chúng ta đề cập trước mặt người lớn hoặc người bệnh. Nhưng suy cho cùng, thật ra “cái chết” là một phần của cuộc sống. Chúng ta có thể quy hoạch cho việc kết hôn, về hưu v.v… Vậy “Hậu sự” không phải cũng chính là một điều rất đáng để chung ta quy hoạch và nhìn nhận một cách trực diện sao? Nghĩ theo hướng tích cực, nếu chúng ta có thể suy nghĩ và thảo luận cặn kẽ từng chi tiết với gia đình khi còn ý thức rõ ràng, thì một ngày nào đó, khi sự chia ly cận kề, ngoài việc có thể ra đi một cách thanh thản, tôn nghiêm, còn có thể làm giảm bớt khả năng xảy ra tranh cãi giữa những thành viên trong gia đình khi chuẩn bị hậu sự. Chúng ta đều là nhân vật chính trong việc chuẩn bị hậu sự của chính mình, nên nghe theo lời của chính mình và do mình tự quyết định. Nhưng quy hoạch hậu sự nên bắt đầu từ đâu? Bao gồm những yếu tố gì? Hy vọng mọi người dành ra ít phút để tham khảo về 5 phương hướng quy hoạch dưới đây để rút ra một bảng tổng kết chung cho cuộc đời của chính mình nhé!