Hậu sự

  • 04 Thg1

I. Quy hoạch về tài chính

Để cho công việc chuẩn bị hậu sự thêm viên mãn, việc phân chia tài sản là việc không kém phần quan trọng. Vì vậy mỗi 6 tháng hoặc nửa năm, chúng ta cần liệt kê danh sách tài chính cho bản thân. Phương thức liệt kê có thể là ghi chép lại bằng tay hoặc ghi nhớ trên điện thoại, máy tính hay thiết bị điện tử khác. Đồng thời dựa trên kết cấu tài sản của bản thân phân chia theo từng hạng mục như: Bảo Hiểm, Tài chính lưu động, Bất Động Sản, Sổ Tiết Kiệm, Thẻ Tín Dụng, Lương hưu, v.v…

Ngoài ra, những thông tin liên quan đến tài sản cá nhân như mật khẩu của két bảo hiểm, tài khoản thanh toán online, đơn bảo hiểm, sổ tiết kiệm hay giấy chứng nhận, có thể giao cho những người đáng tin cậy như người thân hoặc bạn bè. Hoặc nếu tình trạng tài sản phức tạp, có thể ủy thác hoặc lập di chúc, nhờ luật sư hỗ trợ.

II. Quyết định y tế

Cuộc sống vô thường, khi đối mặt với bệnh tật hoặc tai nạn liên quan đến tính mạng, rơi vào tình trạng bất tỉnh không thể diễn đạt suy nghĩ theo ý của bản thân và trong sự đột xuất nhất thời người thân cũng sẽ vô cùng hoang mang bối rối. Nếu bản thân có sự chuẩn bị sẵn từ trước, diễn đạt ý nguyện theo suy nghĩ của mình, như vậy công việc cứu chữa cũng sẽ tiến hành thuận lợi hơn, đồng thời tránh xảy ra mâu thuẫn giữa những người thân trong gia đình.

III. Quy hoạch phương thức tiễn biệt

Có muốn tổ chức lễ tiễn biệt hay không? Nếu có, thử tưởng tượng cảnh tượng lúc ấy, buổi lễ sẽ tuân thủ theo nghi thức tôn giáo nào? Cách trang trí hiện trường ra sao? Có muốn trưng bày những tấm hình mà bản thân yêu thích không? Hiện trường có muốn phát những bài nhạc yêu thích của mình không hoặc chỉ cần một không gian yên tĩnh? Muốn mời những người thân nào, đã lên danh sách chưa? Những bộ đồ, dày giép hay trang sức nào mà bản thân muốn được mặc vào lúc đó?

Có khách hàng từng chia sẻ: “Tôi hy vọng buỗi lễ tiễn biệt của tôi sẽ là một buổi lễ thật thoải mái, thú vị. Bạn bè người thân của tôi được mời đến dự chỉ cần mặc những  bộ đồ thoải mái thông thường, mọi người sẽ đến dự như một buổi dã ngoại và lần lượt chia sẻ về tôi trong mắt mọi người. Phần kết thúc sẽ được phát một đoạn ghi âm mà tôi đã chuẩn bị từ trước. Đây chính là cách mà tôi muốn buổi lễ của mình được tiến hành.”

So với những quy trình đã được định sẵn, quy hoạch hậu sự trước sẽ có thêm nhiều lựa chọn, nhiều không gian tưởng tượng, quy nạp nhiều suy nghĩ của bản thân hơn.

IV. Sự lựa chọn về chốn nằm nghỉ lâu dài

Có người nói: Nơi có phong thủy tốt chính là nơi khiến bản thân cảm thấy thoải mái. Cho nên có thể dựa theo sở thích của bản thân mà lựa chọn vị trí lưu cốt hoặc khuôn viên nghĩa trang, ví dụ như thích gần gũi môi trường tự nhiên, phong cảnh núi non; Hoặc nghĩ đến sự tiện ích cho con cháu, thế hệ sau này tới cúng viếng, có không gian thông thoáng, quy hoạch đầy đủ, giao thông tiện lợi v.v…

Quan trọng hơn chính là có thể đích thân trải nghiệm cảm giác mà hoàn cảnh hiện trường đó mang đến cho ta.

V. Những lời nói cho người ở lại

Sự đời khó đoán, ngoài mai và sự cố, không biết vế nào đến trước. Nếu khi còn sống có thể diễn đạt tình cảm và sự quan tâm của chúng ta đối với những người ta yêu thương, thì tin rằng khi ra đi cũng sẽ thanh thản hơn.

Nhưng có những mối quan hệ đã không còn thân thiết từ lâu, thậm chí đã bị phá vỡ, có những lời nói được giữ kín trong lòng không dám nói hoặc không tiện nói. Cách tốt nhất là ghi nhớ lại một cách hoàn chỉnh và đầy đủ nhất.

Quy hoạch hậu sự cũng giống như sắp xếp mọi thứ trước khi du lịch, căn cứ vào tín ngưỡng tôn giáo, phong tục lối sống, sở thích của bản thân để viết nên con đường và phong cảnh của mình khi cuộc sống hạ màn.

Nếu như chúng ta có thể tự quyết định hậu sự của bản thân mình khi còn ý thức rõ ràng, không những có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra tranh chấp giữa người thân với nhau, mà thay vào đó là sự giao lưu hài hòa giữa những người thân trong gia đình và đặt dấu chấm viên mãn về sự việc đó. Mặt khác, đây còn là món quà cho “Cái kết tốt đẹp” cuối cùng mà mình tặng cho bản thân.

 

Xem thêm

Trước tiên, chúng ta hãy làm rõ tại sao cần “Di dời”? Vào thời kỳ đầu tại Việt Nam, khi nói về hậu sự cho người đã mất, lựa chọn đầu tiên thường là “Chôn cất”. Nhưng tùy theo sự phát triển của thời đại, ý thức bảo vệ môi trường của người dân càng càng cao, nhà nước cũng chủ trương khuyến khích di dời mộ phần để gửi vào Tháp lưu cốt. Như vậy vừa làm thay đổi cảnh quan thành phố, giảm diện tích đất sử dụng, còn có thể tái sử dụng tài nguyên đất.