Quy Hoạch Hậu Sự

Hậu sự

Quy hoạch cho “Hậu sự” là quy hoạch những gì? Chịu sự ảnh hưởng về quan niệm truyền thống trước đây, xã hội Việt Nam thường xem những việc liên quan đến “Hậu sự” là những đề tài cấm kỵ. Nhất là khi chúng ta đề cập trước mặt người lớn hoặc người bệnh. Nhưng suy cho cùng, thật ra “cái chết” là một phần của cuộc sống. Chúng ta có thể quy hoạch cho việc kết hôn, về hưu v.v… Vậy “Hậu sự” không phải cũng chính là một điều rất đáng để chung ta quy hoạch và nhìn nhận một cách trực diện sao? Nghĩ theo hướng tích cực, nếu chúng ta có thể suy nghĩ và thảo luận cặn kẽ từng chi tiết với gia đình khi còn ý thức rõ ràng, thì một ngày nào đó, khi sự chia ly cận kề, ngoài việc có thể ra đi một cách thanh thản, tôn nghiêm, còn có thể làm giảm bớt khả năng xảy ra tranh cãi giữa những thành viên trong gia đình khi chuẩn bị hậu sự. Chúng ta đều là nhân vật chính trong việc chuẩn bị hậu sự của chính mình, nên nghe theo lời của chính mình và do mình tự quyết định. Nhưng quy hoạch hậu sự nên bắt đầu từ đâu? Bao gồm những yếu tố gì? Hy vọng mọi người dành ra ít phút để tham khảo về 5 phương hướng quy hoạch dưới đây để rút ra một bảng tổng kết chung cho cuộc đời của chính mình nhé!

Di dời

Trước tiên, chúng ta hãy làm rõ tại sao cần “Di dời”? Vào thời kỳ đầu tại Việt Nam, khi nói về hậu sự cho người đã mất, lựa chọn đầu tiên thường là “Chôn cất”. Nhưng tùy theo sự phát triển của thời đại, ý thức bảo vệ môi trường của người dân càng càng cao, nhà nước cũng chủ trương khuyến khích di dời mộ phần để gửi vào Tháp lưu cốt. Như vậy vừa làm thay đổi cảnh quan thành phố, giảm diện tích đất sử dụng, còn có thể tái sử dụng tài nguyên đất.